Thương mại điện tử E-Commerce là gì?

Đề cập đến lĩnh vực thương mại điện tử, Bill Gates từng nhấn mạnh: “5 đến 10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh qua Internet thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa!”. Thật vậy, các chuyên gia dự đoán lĩnh vực nghề nghiệp của thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh trong tương lai và thay thế phần lớn hình thức kinh doanh theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ Thương mại điện tử là gì? là yêu cầu cần thiết trước khi các bạn chọn học ngành nghề đầy tiềm năng này.

.

Hôm nay Moneydaily - Trang Tin Tức Kinh Doanh - Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:

Kỷ nguyên công nghệ số phát triển kéo theo một xu hướng kinh doanh mới ra đời. Những năm gần đây, thuật ngữ E-commerce được nhắc tới rất nhiều trên các diễn đàn thương mại. Vậy E-commerce là gì? Với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thì thuật ngữ E-commerce và các mô hình E-commerce có lẽ không còn mới lạ.

Ngành Thương mại Điện tử (e-commerce)

Video nói về thương mại điện tử trên trường đại học như một ngành đào tạo hơn là một môn học. Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.

Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Top 3 các công ty TMĐT hàng đầu:

– Thế giới: Amazon, Ebay, Alibaba.

– Việt Nam: Lazada, Tiki, Adayroi.

E-commerce là gì

Có rất nhiều những định nghĩa, cách hiểu khác nhau về E-commerce. Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa E-commerce là quá trình phân phối hàng hoá, dịch vụ thông qua các kênh điện tử. Còn theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử thì E-commerce là toàn bộ những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, có kết nối mạng Internet.

Có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh thuật ngữ E-commerce là gì

Từ những năm 1960, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của thương mại điện tử thông qua những giao dịch trao đổi dữ liệu trên các mạng giá trị gia tăng. Cho tới ngày nay, với sự bùng nổ của những phương tiện truyền thông xã hội như website, Facebook, Youtube, Pinterest,…thì E-commerce mới thực sự trở nên phổ biến.

E-commerce ( Electronic Commerce) là một thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra trên nền tảng Internet hay còn gọi chung là thương mại điện tử. Đây là cách hiểu thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý phân biệt rõ hai khái niệm thương mại điện tử (E-commerce) và kinh doanh điện tử (E-business).

Sự khác nhau giữa E-commerce và E-business

Hai khái niệm E-Business và E-Commerce không đồng nhất

Với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về thương mại điện tử đều rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm E-commerce và E-business. Khái niệm E-business bao quát và rộng hơn khái niệm E-commerce. Hiểu một cách đơn giản, E-commerce là quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua Internet. Còn E-business là hoạt động thương mại ứng dụng công nghệ để:

Xây dựng những gian hàng online;
Quản lý, chăm sóc khách hàng;
Thực hiện các chiến dịch marketing;
Mở rộng các hình thức thanh toán, giao hàng online;
Hợp tác, kết nối với các đối tác thông qua nền tảng Internet;
Đào tạo trực tuyến từ xa,…

Tìm hiểu về các mô hình E-commerce

Muốn thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử thì bên cạnh việc hiểu rõ E-commerce là gì, bạn còn cần phải tìm hiểu những mô hình hoạt động của E-commerce. Có 4 hình thức E-commerce phổ biến, dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, cụ thể:

B2B (Business to Business)E-COMMERCE – THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? VÀ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN ...

Đây là hình thức giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Lấy ví dụ đơn giản, doanh nghiệp của bạn sản xuất ra một phần mềm trực tuyến có chức năng hỗ trợ quản lý đơn hàng, kho hàng, doanh thu và lợi nhuận dành cho các shop thời trang. Vì thế, đối tượng khách hàng chính của bạn sẽ là những cửa hàng kinh doanh về lĩnh vực thời trang.

B2C (Business to Customer)

Mô hình B2C là hình thức phổ biến nhất trong E-commerce

Đây là hình thức giao dịch thương mại phổ biến nhất trong E-commerce với sự tham gia của hai thành phần là doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng). Chỉ cần bạn mua một bộ quần áo hay thậm chí là một gói kẹo từ những cửa hàng bán lẻ trực tuyến là bạn đã tham gia vào mô hình B2C.

C2C (Customer to Customer)

Hình thức này có nét tương đồng với hình thức B2B nhưng thành phần tham gia là những người tiêu dùng chứ không phải doanh nghiệp thông qua các kênh thương mại trực tuyến. Ví dụ điển hình cho mô hình C2C là bạn bán lại những món đồ cũ của mình trên các kênh Ebay, Shopee, Amazone, Facebook cho những người tiêu dùng khác đang có cần mua sản phẩm đó.

C2B (Customer to Business)

Hình thức kinh doanh này diễn ra khi người tiêu dùng có nhu cầu bán các sản phẩm và dịch vụ của mình cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Ví dụ bạn lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời và số lượng điện tích tụ không những đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình mà còn dư thừa thì bạn hoàn toàn có thể bán lại cho các công ty điện lực.

Ngoài những hình thức kể trên thì E-commerce còn tồn tại những mô hình như B2E, B2G, G2G, G2B hay G2C. Mỗi một mô hình lại phản ánh những mối quan hệ khác nhau trong lĩnh vực thương mại điện tử. Những chia sẻ trên đây đã phần nào khái quát các cách hiểu E-commerce là gì khác nhau cũng như những mô hình hoạt động thương mại phổ biến nhất hiện nay.

.

Xem Tiếp  Thông tin về gas lạnh R32 không phải ai cũng biết

You May Also Like

About the Author: Moneydaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *