Thạch cao là gì? Tường thạch cao là gì?

Thạch cao ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong xây dựng. Nó không chỉ được dùng làm trần mà còn dùng để làm tường và vách ngăn. Vậy thạch cao là gì? Tường thạch cao là gì và có những loại tường thạch cao nào?

thạch cao giá bao nhiêu
Thạch cao là gì? Tìm hiểu về tường thạch cao

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hôm nay Moneydaily - Trang Tin Tức Kinh Doanh - Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:

1. Thạch cao là gì?

Thạch cao là gì là một trong các vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đây là một loại khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên. Để sử dụng loại khoáng chất này người ta đưa chúng vào chế tạo, có thể là dùng để đúc tượng, đúc khuôn hoặc dùng làm vật liệu trong xây dựng. Thành phần chính có trong thạch cao là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước, có công thức hóa học là CaSO4.2H2O.

2. Tường thạch cao là gì?

Tường thạch cao ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Cấu tạo tường thạch cao bao gồm khung xương cùng tấm thạch cao. Chúng được sử dụng thay thế cho các loại tường gạch, giúp ngăn các không gian trong nhà hoặc công trình kiến trúc.

thạch cao dùng để làm gì
Tường thạch cao ngày càng được sử dụng phổ biến hơn

3. Vì sao nên sử dụng tường thạch cao?

Có rất nhiều lý do để các bạn lựa chọn sử dụng vách tường thạch cao thay thế cho các loại tường gạch, đó là:

  • Tường thạch cao có cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ hơn so với gạch vữa khoảng 10 lần là giảm trọng lượng đè lên sàn và móng
  • Có thể tiêu âm và cách nhiệt, giúp tiết kiệm được chi phí điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện làm mát
  • Có khả năng chịu nhiệt, chặn lửa. Khi bị cháy không sinh ra các chất độc hại hay khói độc
  • Giá thành của tường thạch cao rẻ, dễ thi công, lắp đặt, bảo trì và thay thế
  • Dễ đi các hệ thống điện, mạng, điện thoại ngầm
  • Có tính thẩm mỹ cao hơn so với tường gạch vữa

4. Các loại tường thạch cao

Có 2 loại tường thạch cao chính đó là tường thạch cao 1 mặt và tường thạch cao 2 mặt. Cấu tạo và ưu điểm của 2 loại tường này cụ thể như sau:

4.1. Tường ngăn thạch cao 1 mặt

Loại tường này có cấu tạo từ xương tường và một tấm thạch cao. Chúng liên kết với nhau thông qua các đinh vít chuyên dụng. Tường ngăn thạch cao 1 mặt có thể uốn cong hoặc ốp sơn hay vẽ đều được. Do có trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ lại dễ lắp đặt nên loại tường này được sử dụng khá phổ biến.

thạch cao có mấy loại
Vách tường thạch cao 1 mặt

Do loại tường này có đặc điểm là chỉ sử dụng 1 mặt nên thường được ứng dụng trong các trường hợp cần phải che chắn một phần xấu của bức tường, có thể là do bị tróc sơn, ẩm mốc, lỗi kỹ thuật khi xây sửa,… hoặc cần che đi một không gian nào đó mà không cần phải trang trí hay sử dụng đến mặt còn lại.

4.2. Tường ngăn thạch cao 2 mặt

Tương tự với tường ngăn thạch cao 1 mặt, loại tường 2 mặt cũng có cấu tạo từ hệ khung xương vững chắc cùng các tấm thạch cao và liên kết với tường ngăn thông qua hệ thống đinh vít. Loại vách tường thạch cao 2 mặt chỉ khác ở điểm là chúng có thể sử dụng được cả mặt.

Ngoài ra, tường thạch cao 2 mặt còn có đặc điểm là trọng lượng nhẹ hơn so với tường gạch vữa khoảng 12%, kết cấu an toàn vững chắc, có thể cách âm, cách nhiệt, dễ thi công lắp đặt và tiết kiệm chi phí.

5. Quy trình làm tường thạch cao đúng tiêu chuẩn

5.1. Chuẩn bị

Để làm tường thạch cao cho nhà ở các bạn cần chuẩn bị:

  • Thanh đứng để đỡ hệ vách ngăn
  • Thanh ngang U-Track để định vị thanh chính
  • Tấm thạch cao

5.2. Quy trình làm tường

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt tường và đo đạc, đánh dấu vị trí trên sàn, trần
  • Bước 2: Lấy thanh thép U-Track đặt vào vị trí đánh dấu rồi bắt chặt chúng bằng đinh vít loại 6mm. Mỗi đinh vít bắt cách nhau 60cm rồi dùng kìm hay búa đóng đinh vít cho chặt
  • Bước 3: Tại những nơi dự định mở cửa sổ hay cửa ra vào các bạn cần cắt thanh U-Track dài thêm 30m để làm đầu chờ nối với các thanh đứng khung cửa. Các bạn cũng nên bắt thêm ở đoạn cuối thanh ngang loại đinh 4mm, mỗi đinh vít cách nhau 15cm để tăng độ chắc chắn
thạch cao giá rẻ hcm
Tìm hiểu quy trình làm tường thạch cao
  • Bước 4: Các bạn cắt thanh thép chữ C dựa trên chiều cao của vách và đặt chúng vuông góc với thanh chữ U, mỗi thanh cách nhau 600mm. Tiếp đó dùng đinh vít thép hoặc là đinh rivet bắt chặt các điểm nối 2 thanh này. Với những trường hợp cần ghép vách có chiều cao trên 2,4m các bạn phải lắp thêm thanh ngang U
  • Bước 5: Tiến hành ghép các tấm thạch cao cạnh vát lên khung thép theo phương thẳng đứng. Mặt dưới của tấm vách và mặt sàn cách nhau 10mm. Tiếp đó dùng đinh vít 25mm bắt chặt các tấm thạch cao vào khung. Mỗi đinh vít cách nhau không quá 300mm và đảm bảo đầu đinh vít phải ăn sâu vào trong tấm thạch cao từ 1 – 2mm
  • Bước 6: Bôi trát lại các khe ghép nối cho kín
  • Bước 7: Sơn hoặc dán giấy cả lên bức tường thạch cao

Như vậy chắc hẳn các bạn đã biết thạch cao là gì, tường thạch cao có ưu điểm nào và cách làm ra sao rồi phải không? Sử dụng tường thạch cao có thể giảm được rất nhiều gánh nặng cho công trình lẫn cả gánh nặng về chi phí thi công.

Xem Tiếp  Xà gồ là gì? Có những loại xà gồ nào trên thị trường?

You May Also Like

About the Author: Moneydaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *