Mác xi măng là gì? Những điều cần biết về mác xi măng

Có lẽ các bạn đã không còn xa lạ gì với xi măng nữa nhưng mác xi măng là gì thì không phải ai cũng biết. Thậm chí đây còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin xoay quanh về mác xi măng để các bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hôm nay Moneydaily - Trang Tin Tức Kinh Doanh - Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:

1. Mác xi măng là gì?

Để lý giải khái niệm mác xi măng là gì có rất nhiều cách. Tuy nhiên, hiểu chính xác và đơn giản nhất thì mác xi măng chính là sức nén của bê tông. Vì vậy, nhiều người còn gọi mác xi măng là mác bê tông.

2. Cách tính mác bê tông như thế nào?

Có khá nhiều cách tính mác bê tông xi măng tiêu chuẩn là bao nhiêu. Nhưng cách đơn giản nhất chính là các bạn cần phải có ít nhất một tổ hợp mẫu gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất về vị trí, phương pháp lấy và điều kiện dưỡng hộ lấy được tại hiện trường. Đối với những cấu trúc lớn thì các mẫu được lấy trên cấu trúc ấy phải ở những vị trí khác nhau, đồng thời số lượng cũng phải đủ lớn để có thể đại diện được cho toàn bộ cấu trúc.

Để xác định được mác xi măng (28 ngày tuổi) người ta sẽ phá hủy cả 3 mẫu xi măng lấy được và lấy các giá trị trung bình của ứng suất tại thời điểm phá hủy đó. Nếu như thời điểm nén mẫu không đạt được 28 ngày tuổi sau khi xi măng ninh kết (từ 3 hoặc 7 ngày sau đó) thì có thể xác định mác xi măng gián tiếp thông qua biểu đồ tăng trưởng cường độ của mẫu xi măng tiêu chuẩn đã ninh kết tương ứng. Kết quả nén mẫu khi 3 hoặc t ngày tuổi không được tính là kết quả chính thức mà chỉ là kết quả kiểm tra nhanh. Kết quả nén mẫu ở ngày 28 mới là kết quả thực tế.

3. Bảng tra mác bê tông

Dưới đây chính là bảng tra mác bê tông để tính cấp độ bền của bê tông mà các bạn có thể tham khảo:

khái niệm về mác bê tông

4. Cường độ chịu nén của mác bê tông xi măng

Nhắc đến mác bê tông là gì thì chính là nhắc đến cường độ chịu nén của một mẫu bê tong đã ninh kết. Dựa theo TCVN 3105: 1993 và TCVN 4453: 199 thì người ta sử dụng các mẫu bê tông có hình khối kích thước 150 x 150 x 150mm để đo cường độ. Mẫu bê tông này được dưỡng hộ trong 28 ngày sau khi xi măng đã được ninh kết. Tiếp đó người ta đưa mẫu xi măng ấy vào trong máy nén để tiến hành đo xe ứng suất nén phá hủy mẫu là bao nhiêu. Đơn vị đo được sử dụng là (N / mm²) hoặc daN / cm² (kg / cm²).

Mẫu bê tông đáp ứng được kết cấu xây dựng thì phải chịu được các tác động lực như uốn, nén, kéo, trượt và khả năng chịu nén chính là lợi thế lớn nhất của bê tông. Cũng bởi vậy mà khi đánh giá chất lượng của xi măng tạo nên khối bê tông người ta sử dụng cường độ chịu nén là tiêu chuẩn để đánh giá.

Dưới đây là mẫu bảng về sự tương quan giữa cấp độ chịu nén của bê tông và mác bê tông theo cường độ chịu nén để các bạn có thể tham khảo:

mác bê tông nhà cao tầng

Mác xi măng có rất nhiều loại như loại 100, 150, 200, 250, 300 hay 400, 500, 600 chẳng hạn. Khi nhắc đến mác xi măng 200 nghĩa là nói về ứng suất nén của mẫu bê tông có kích thước tiêu chuẩn, dưỡng trong trong điều kiện tiêu chuẩn và được nén ở 28 ngày tuổi, đạt 200kg/cm2. Cường độ chịu nén của loại mác xi măng này theo tính toán là 90kg/cm2. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, ngày nay người ta đã cho ra loại xi măng có cường độ chịu nén lên tới 1.000kg/cm2.

5. Bảng quy đổi mác bê tông tương ứng với cấp độ bền

Có khá nhiều trường hợp, trong các bản hồ sơ thiết kế, người ta không ghi mác bê tông 100#, 200#,… mà lại ghi theo cấp độ bền B, ví dụ như B7.5, B10,… khiến cho các kỹ sư cảm thấy lúng túng khi đọc hồ sơ thiết kế. Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền từ TCVN 5574:2012 để các bạn có thể dễ theo dõi nhất!

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.90 300
B25 32.11
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.80 600
B50 64.22
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48
B70 89.90 900
B75 96.33
B80 102.75 1000

Một kết cấu tại chỗ của bê tông chỉ được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mác thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế. Đồng thời, trong các tổ mẫu ấy không có mẫu nào có kết quả kiểm nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Trên đây là những thông tin về mác xi măng là gì, cách tính và quy đổi mác xi măng ra sao. Hy vọng rằng những thông tin này thực sự sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp được cho bạn trong các công việc sau này.

Xem Tiếp  Đánh giá cửa thép vân gỗ có tốt không? Ưu điểm của cửa thép vân gỗ

You May Also Like

About the Author: Moneydaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *