Lạm Phát Là Gì? Những Thảm Kịch Siêu Lạm Phát Tồi Tệ Nhất Lịch Sử

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hôm nay Moneydaily - Trang Tin Tức Kinh Doanh - Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:

Trong một đất nước, khi nền kinh tế đã xảy ra lạm phát thì cuộc sống người dân sẽ trở nên rất khó khăn. Điều này cho thấy lạm phát là một vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì? Nguyên nhân, những tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và cách khắc phục tình trạng này ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.

Xem Thêm

Xem Tiếp  Tặng Đồng hồ đeo tay đó là món quà ý nghĩa,

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

 

Lạm phát là gì?

Trong nền kinh tế của một quốc gia, lạm phát là sự gia tăng liên tục mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ khiên cho đồng tiền bị mất giá trị so với thời gian trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền sẽ bị suy giảm. Khi so sánh với các nền kinh tế của quốc gia khác, lạm phát chính là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với quốc gia khác.

Lạm phát là gì?Lạm phát là gì?

Hiện nay, lạm phát có 3 mức độ như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: từ 0% đến dưới 10%;
  • Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1000%;
  • Siêu lạm phát: trên 1000%;

Trên thế giới, con số lý tưởng của lạm phát được hầu hết các quốc gia kỳ vọng đó là khoảng 5% trở xuống.

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Trên thực tế, lạm phát được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ… Tuy nhiên, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo là hai nguyên nhân chính, cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu sử dụng một mặt hàng nào đó tăng lên thì kéo theo giá của mặt hàng này sẽ tăng lên. Từ đó, giá cả của các mặt hàng có liên quan khác cũng leo thang, dẫn đến tất cả các loại hàng hóa trên thị trường đồng loạt tăng giá.

Xem Tiếp  Địa Chỉ Bưu Điện Quận 3.

Lạm phát do sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng của thị trường được gọi là lạm phát do cầu kéo. Ví dụ như khi giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của rất nhiều dịch vụ khách như giá cước taxi, xe bus, giá vận chuyển hàng hóa, giá thực phẩm…

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các công ty, doanh nghiệp bao gồm những yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, tiền lương, thuế, chi phí bảo hiểm cho nhân viên… Khi giá cả của một trong số những yếu tố trên tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Như vậy, mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng theo.

Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

Lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể như sau:

Tác động tiêu cực

Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi làm nên sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích trữ tiền. Sự không chắc chắn về tốc độ lạm phát trong tương lai sẽ ngăn cản quyết định tiết kiệm và đầu tư. Nếu như lạm phát tăng trưởng nhanh, người tiêu dùng sẽ cảm thấy lo lắng về giá cả hàng hóa sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Xem Tiếp  Các dòng bánh trung thu dẻo lạnh ngon nhất Singapore

Tác động tích cực

Lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế đó là trong một số trường hợp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên sự tác động tích cực này là không nhiều. Chính vì thế mà chính phủ của các quốc gia luôn tìm cách khắc phục tình trạng lạm phát ở mức độ cho phép.

Cách kiểm soát lạm phát

Hiện nay, có nhiều chính sách và phương pháp được nhiều nước áp dụng để kiểm soát tình trạng lạm phát. Bao gồm:

  • Giảm thiểu số lượng tiền giấy lưu thông bằng cách tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…;
  • Thi hành một số chính sách thắt chặt tài chính như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước;
  • Vay viện trợ từ nước ngoài;
  • Cải cách tiền tệ;
  • Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch….

Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc chống lạm phát

Bài viết trên chúng tôi đã đưa ra thông tin về lạm phát là gì? và những vấn đề xung quanh lạm phát được nhiều người quan tâm. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích về lạm phát- một khái niệm khá quen thuộc của nền kinh tế.

You May Also Like

About the Author: Moneydaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *