Kích thước thép hộp chữ nhật bao nhiêu?

Thép hộp chữ nhật được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong ngành xây dựng và chế tạo cơ khí. Một trong các dạng thép hộp được sử dụng nhiều nhất là thép hộp chữ nhật. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều nắm được kích thước thép hộp chữ nhật là bao nhiêu. Điều này gây nhiều trở ngại khi cần sử dụng tới loại thép này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các kích thước và quy cách của thép hộp chữ nhật trên thị trường hiện nay.

kích thước thép hộp chữ nhật
Tìm hiểu về kích thước thép hộp chữ nhật

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Hôm nay Moneydaily - Trang Tin Tức Kinh Doanh - Xây Dựng xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới . Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích . Chúc Bạn Ngày Tốt Lành . !Cùng theo dõi ngay cách làm tại video bên dưới nhé:

1. Thép hộp chữ nhật là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về kích thước và quy cách của thép hộp chữ nhật thì các bạn cần phải hiểu được thép hộp chữ nhật là gì đã. Để sản xuất ra sắt hộp thì người ta cần phải xử lý nguyên liệu, sau đó là tạo dòng thép nóng chảy rồi dùng thép nóng chảy để đúc tiếp nhiên liệu, cuối cùng là phôi và cán. Sau khi hoàn thành, phôi thép được chuyển đến các nhà máy sản xuất thép hộp. Những thép hộp hình chữ nhật thì có cạnh chiều dài lớn hơn cạnh chiều rộng.

Xem Thêm

Xem Tiếp  Seo Entity là gì ? cập nhập xu hướng SEO mới nhất
thép hộp chữ nhật giá bao nhiêu
Thép hộp chữ nhật là gì?

2. Kích thước thép hộp chữ nhật là bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường, thép hộp được chia làm 4 loại chính là thép hộp chữ nhật, thép hộp vuông, thép hộp chữ D và thép hộp oval. Trong đó, thép hộp chữ nhật là được sử dụng phổ biến nhất.

Kích thước thép hộp chữ nhật nhỏ nhất là loại 10 x 30 x 0.7 mm (rộng x dài x dày), còn loại có kích thước lớn nhất là 60 x 120 x 4.0 mm (rộng x dài x dày).

Còn với loại thép hộp vuông thì có các cạnh bằng nhau và kích thước cạnh loại nhỏ nhất là 12mm, lớn nhất và 90mm. Độ dày của loại nhỏ nhất thì là 0.7mm, còn lớn nhất là 4.0mm. Đối với loại thép hộp tròn (oval) thì kích thước đường kính nhỏ nhất là 12.7 x 0.7 mm và lớn nhất lên tới 219.1 x 6.35 mm. Loại thép hộp chữ D cũng rất ít được sử dụng. Loại này có kích thước nhỏ nhất là 8 x 20 mm, lớn nhất là 14 x 73 mm và độ dày nhỏ nhất là 0.7mm, lớn nhất là 3mm.

các loại thép hộp chữ nhật
Ngoài thép hộp chữ nhật còn có thép hộp vuông, thép hộp tròn,..

3. Quy cách thép hộp chữ nhật

Bên cạnh kích thước thì quy cách thép hộp chữ nhật cũng là một vấn đề được quan tâm không kém. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới các thông tin về quy cách của loại thép hộp này để các bạn có thể thuận tiện theo dõi.

Đối với quy cách thép hộp chữ nhật (thép hộp mạ kẽm) sẽ được tính theo độ rộng x dài, độ dày (ly) và trượng lượng (kg/cây).

  • Loại 13 x 26 mm:

+ Có độ dày là 0.9 mm có trọng lượng 2.6 kg/cây

+ Có độ dày là 1.1 mm có trọng lượng 3.1 kg/cây

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 3.4 kg/cây

  • Loại 20 x 40 mm:

+ Có độ dày là 0.9 mm có trọng lượng 4.3 kg/cây

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 5.5 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 7.0 kg/cây

  • Loại 25 x 50 mm:

+ Có độ dày là 0.9 mm có trọng lượng 5.2 kg/cây

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 7.2 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 9.1 kg/cây

  • Loại 30 x 60 mm:

+ Có độ dày là 0.9 mm có trọng lượng 6.3 kg/cây

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 8.5 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 10.8 kg/cây

bảng giá thép hộp chữ nhật
Thép hộp loại 30 x 60
  • Loại 30 x 90 mm:

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 11.5 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 14.5 kg/cây

  • Loại 40 x 80 mm:

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 11.4 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 14.4 kg/cây

+ Có độ dày là 1.8 mm có trọng lượng 18.0 kg/cây

+ Có độ dày là 12.0 mm có trọng lượng 21.5 kg/cây

  • Loại 50 x 100 mm:

+ Có độ dày là 1.2 mm có trọng lượng 14.4 kg/cây

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 18.2 kg/cây

+ Có độ dày là 1.8 mm có trọng lượng 22.0 kg/cây

+ Có độ dày là 12.0 mm có trọng lượng 27.0 kg/cây

  • Loại 60 x 120 mm:

+ Có độ dày là 1.4 mm có trọng lượng 22.0 kg/cây

+ Có độ dày là 1.8 mm có trọng lượng 27.0 kg/cây

+ Có độ dày là 12.0 mm có trọng lượng 32.5  kg/cây

Ngoài ra, thép hộp vuông cũng được sử dụng rất phổ biến nên nếu các bạn có thể nắm được quy cách của loại thép hộp này sẽ rất thuận tiện khi sử dụng cho các công việc sau này.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc hẳn giờ đây các bạn đã nắm được rõ ràng kích thước thép hộp chữ nhật là bao nhiêu, kích thước nào là nhỏ nhất, kích thước nào thì lớn nhất rồi phải không? Việc nắm rõ được kích thước và quy cách của thép hộp chữ nhật sẽ giúp bạn trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng chọn được loại thép hộp phù hợp mà không hề cảm thấy bỡ ngỡ hay tốn thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nữa. Sử dụng đúng loại thép hộp vừa mang đến hiệu quả sử dụng cao, đảm bảo tính bền vững lại vừa tiết kiệm được chi phí.

 

Xem Tiếp  Đèn LED ngoài trời và các bước trang trí không gian giải trí

 

You May Also Like

About the Author: Moneydaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *